Tính \( {{n}_{{{H}^{+}}}},{{n}_{O{{H}^{-}}}} \) trước khi trộn.
So sánh \( {{n}_{{{H}^{+}}}} \) và \( {{n}_{O{{H}^{-}}}} \) trước khi trộn để biết \( {{H}^{+}} \) hay \( O{{H}^{-}} \) còn dư.
Tìm \( [{{H}^{+}}] \) hoặc \( [O{{H}^{-}}] \) còn dư sau khi trộn \( \Rightarrow pH \).
Câu 1.Trộn 100 ml dung dịch HNO3 0,02M với 150 ml dung dịch NaOH 0,01M. Tính pH của dung dịch thu được.
Hướng dẫn giải:
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,002\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{NaOH}}=0,0015\text{ }mol \).
Khi trộn HNO3 với NaOH, xảy ra phản ứng giữa 2 ion \( {{H}^{+}} \) và \( O{{H}^{-}} \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{dư}}}=0,002-0,0015=0,0005\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,0005}{0,1+0,15}=0,002\text{ }M\Rightarrow pH=-\lg [{{H}^{+}}]=-\lg 0,002=2,7 \).
Câu 2.Trộn 100 ml dung dịch H2SO4 0,15M với 200 ml dung dịch KOH 0,18M thu được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Hướng dẫn giải:
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}=2{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2.0,15.0,1=0,03\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{KOH}}=0,18.0,2=0,036\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{dư}}}=0,036-0,03=0,006\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,006}{0,1+0,2}=0,02\text{ }M \).
\( \Rightarrow pOH=-\lg [O{{H}^{-}}]=-\lg (0,02)=1,7\Rightarrow pH=14-1,7=12,3 \).
Câu 3.Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn 80 ml dung dịch H2SO4 0,25M với 120 ml dung dịch NaOH 0,3M.
Hướng dẫn giải:
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}=2{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2.0,25.0,08=0,04\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{NaOH}}=0,3.0,12=0,036\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{dư}}}=0,04-0,036=0,004\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,004}{0,08+0,12}=0,02\text{ }M\Rightarrow pH=-\lg [{{H}^{+}}]=-\lg (0,02)=1,7 \).
Câu 4.Tính pH của dung dịch thu được khi trộn 20 ml Ba(OH)2 0,2M với 80 ml HCl 0,3M.
Hướng dẫn giải:
\({{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=2.0,2.0,02=0,008\text{ }mol\).
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}=0,3.0,08=0,024\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \).
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{dư}}}=0,024-0,008=0,016\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,016}{0,02+0,08}=0,16\text{ }M\Rightarrow pH=-\lg [{{H}^{+}}]=-\lg (0,16)=0,8 \).
Câu 5.Trộn dung dịch HCl 0,04M với dung dịch NaOH 0,06M với tỉ lệ thể tích là 1 : 1 được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Hướng dẫn giải:
Đặt \( V={{V}_{HCl}}={{V}_{NaOH}} \).
\( \Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}=0,04V;\text{ }{{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{NaOH}}=0,06V \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{ dư}}}=0,06V-0,04V=0,02V\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{\sum{V}}=\frac{0,02V}{V+V}=0,01\text{ }M \).
\( \Rightarrow pOH=-\lg [O{{H}^{-}}]=-\lg (0,01)=2\Rightarrow pH=14-2=12 \).
Câu 6. Dung dịch A chứa Ba(OH)2 có \( pH=12 \). Dung dịch B chứa HCl có \( pH=1 \).
a) Tính nồng độ mol của dung dịch A và dung dịch B.
b) Trộn 2 lít dung dịch A với 0,5 lít dung dịch B. Xác định nồng độ mol các ion có trong dung dịch thu được và tìm pH của dung dịch mới này.
Hướng dẫn giải:
a) Dung dịch Ba(OH)2 có \( pH=12\Rightarrow pOH=2\Rightarrow [O{{H}^{-}}]={{10}^{-pOH}}={{10}^{-2}}\text{ }M \).
\( \Rightarrow {{C}_{M\text{ }Ba{{(OH)}_{2}}}}=\frac{{{10}^{-2}}}{2}=0,005\text{ }M \).
Dung dịch HCl có \( pH=1\Rightarrow [{{H}^{+}}]={{10}^{-pH}}={{10}^{-1}}=0,1\text{ }M\Rightarrow {{C}_{M(HCl)}}=0,1\text{ }M \).
b) \( {{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}=0,005.2=0,01\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{B{{a}^{2+}}}}=0,01\text{ }mol;\text{ }{{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,02\text{ }mol \).
\( {{n}_{HCl}}=0,1.0,5=0,05\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{C{{l}^{-}}}}=0,05\text{ }mol \).
\( \begin{align} & {{H}^{+}}\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \\ & 0,02(\text{dư }0,03)\leftarrow 0,02\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align} \)
Vậy,dung dịch thu được chứa các ion: \( B{{a}^{2+}},C{{l}^{-}} \) và \( {{H}^{+}} \) còn dư.
\( [B{{a}^{2+}}]=\frac{0,01}{2,5}=0,004\text{ }M;\text{ }[C{{l}^{-}}]=\frac{0,05}{2,5}=0,02\text{ }M \); \( [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{0,03}{2,5}=0,012\text{ }M \).
\( \Rightarrow pH=-\lg (0,012)=1,92 \).
Câu 7. Cho 40 ml dung dịch HCl 0,75M vào 160 ml dung dịch chứa đồng thời Ba(OH)2 0,08M và KOH 0,04M. Tính pH của dung dịch thu được.
Hướng dẫn giải:
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}=0,75.0,04=0,03\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}+{{n}_{KOH}}=2.0,08.0,16+0,04.0,16=0,032\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \).
Do \({{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{dư}}}=0,032-0,03=0,002\text{ }mol\).
\( \Rightarrow [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{\sum{V}}=\frac{0,002}{0,04+0,16}=0,01\text{ }M \).
\( \Rightarrow pOH=-\lg [O{{H}^{-}}]=-\lg (0,01)=2\Rightarrow pH=14-2=12 \).
Câu 8. Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,2M với 200 ml dung dịch HNO3 0,4M được dung dịch X.
a) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch X.
b) Tính pH và xác định môi trường của dung dịch X.
c) Tính thể tích của dung dịch KOH 0,5M cần để trung hòa dung dịch X.
Hướng dẫn giải:
a) \( {{n}_{N{{a}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{NaOH}}=0,04\text{ }mol \).
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{NO_{3}^{-}}}={{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,08\text{ }mol \).
Khi trộn dung dịch NaOH với dung dịch HNO3 xảy ra phản ứng giữa ion \( {{H}^{+}} \) và \( O{{H}^{-}} \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{dư}}}=0,08-0,04=0,04\text{ }mol \).
Dung dịch X chứa các ion: \( N{{a}^{+}},NO_{3}^{-} \) và \( {{H}^{+}} \) còn dư.
\( {{V}_{dd\text{ }X}}=0,4 \) lít.
\( \Rightarrow [N{{a}^{+}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,04}{0,4}=0,1\text{ }M;\text{ }[NO_{3}^{-}]=\frac{0,08}{0,4}=0,2\text{ }M \) và \( [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{0,04}{0,4}=0,1\text{ }M \).
b) \( pH=-\lg [{{H}^{+}}]=-\lg 0,1=1<7\Rightarrow \)Dung dịch X có môi trường axit.
c)
\( \begin{align} & {{H}^{+}}_{\text{dư}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \\ & 0,04\to 0,04\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align} \)
\( \Rightarrow {{n}_{KOH}}=0,04\text{ }mol\Rightarrow {{V}_{dd\text{ }KOH}}=\frac{0,04}{0,5}=0,08 \) lít.
Câu 9. Cho 400 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y.
a) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch Y.
b) Tính pH của dung dịch Y, xác định môi trường của dung dịch Y.
c) Tính thể tích dung dịch HCl 10% (D = 1,25 g/ml) cần để trung hòa dung dịch Y.
Hướng dẫn giải:
a) \( {{n}_{{{K}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,04\text{ }mol \).
\( {{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=0,01\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,02\text{ }mol;\text{ }{{n}_{SO_{4}^{2-}}}=0,01\text{ }mol \)
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{dư}}}=0,04-0,02=0,02\text{ }mol \).
Vậy dung dịch Y chứa các ion: \( {{K}^{+}},SO_{4}^{2-} \) và \( O{{H}^{-}} \) còn dư.
Vdd Y = 0,5 lít.
\( \Rightarrow [{{K}^{+}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,04}{0,5}=0,08\text{ }M;\text{ }[SO_{4}^{2-}]=\frac{0,01}{0,5}=0,02\text{ }M \); \( [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{0,02}{0,5}=0,04\text{ }M \).
b) \( pOH=-\lg [O{{H}^{-}}]=-\lg (0,04)=1,4\Rightarrow pH=12,6>7\Rightarrow \) Dung dịch Y có môi trường kiềm.
c)
\( \begin{align} & {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}_{\text{dư}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \\ & 0,02\to 0,02\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align} \)
\( \Rightarrow {{n}_{HCl}}=0,02\text{ }mol \).
Từ \( {{C}_{M}}=\frac{n}{V}=\frac{10.C\text{%}.D}{M}\Rightarrow {{V}_{dd\text{ }HCl}}=\frac{n.M}{10.C\text{%}.D}=\frac{0,02.36,5}{10.10.1,25}=0,00584 \) lít.
Câu 10. Trộn 100 ml dung dịch Ba(OH)2 có \( pH=13 \) với 300 ml dung dịch HNO3 có \( pH=1 \) được dung dịch X. Tính pH của dung dịch X.
Hướng dẫn giải:
Dung dịch Ba(OH)2 có \( pH=13\Rightarrow pOH=1\Rightarrow [O{{H}^{-}}]={{10}^{-1}}=0,1\text{ }M \).
\( \Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}}}=0,1.0,1=0,01\text{ }mol \).
Dung dịch HNO3 có \( pH=1\Rightarrow [{{H}^{+}}]={{10}^{-1}}=0,1\text{ }M\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1.0,3=0,03\text{ }mol \).
Phương trình: \( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{dư}}}=0,03-0,01=0,02\text{ }mol \).
Vdd X = 0,4 lít \( \Rightarrow [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{0,02}{0,4}=0,05\text{ }M\Rightarrow pH=-\lg (0,05)=1,3 \).
Câu 11. Cho 200 ml dung dịch chứa HCl 2M và H2SO4 1M vào 300 ml dung dịch chứa NaOH 1M và KOH 2M được dung dịch Y.
a) Tính pH của dung dịch Y.
b) Cần bao nhiêu ml dung dịch HNO3 có \( pH=1 \) để trung hòa hết dung dịch Y.
Hướng dẫn giải:
a) \( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}+2{{n}_{{{H}_{2}}S{{O}_{4}}}}=2.0,2+2.1.0,2=0,8\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{NaOH}}+{{n}_{KOH}}=1.0,3+2.0,3=0,9\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{dư}}}=0,9-0,8=0,1\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,1}{0,2+0,3}=0,2\text{ }M \).
\( \Rightarrow pOH=-\lg [O{{H}^{-}}]=-\lg 0,2=0,7\Rightarrow pH=14-0,7=13,3 \).
b)
\( \begin{align} & {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}_{\text{dư}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \\ & 0,1\leftarrow 0,1\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align} \)
Mà dung dịch HNO3 có \( pH=1\Rightarrow [{{H}^{+}}]=0,1\text{ }M\Rightarrow V=\frac{n}{{{C}_{M}}}=\frac{0,1}{0,1}=1 \) lít.
Vậy cần 1000 ml dung dịch HNO3.
Câu 12. Cho 100 ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0,1M và KOH 0,2M vào 100 ml dung dịch chứa HCl 0,2M và HNO3 0,3M được dung dịch Z.
a) Tính pH của dung dịch Z.
b) Tính nồng độ mol của 400 ml dung dịch NaOH dùng để trung hòa hết dung dịch Z.
Hướng dẫn giải:
a) \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}=2{{n}_{Ba{{(OH)}_{2}}}}+{{n}_{KOH}}=2.0,1.0,1+0,2.0,1=0,04\text{ }mol \).
\( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{HCl}}+{{n}_{HN{{O}_{3}}}}=0,2.0,1+0,3.0,1=0,05\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}>{{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}\text{ dư}}}=0,05-0,04=0,01\text{ }mol \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,01}{0,1+0,1}=0,05\text{ }M\Rightarrow pH=-\lg [{{H}^{+}}]=-\lg (0,05)=1,3 \).
b)
\(\begin{align} & {{H}^{+}}_{\text{dư}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \\ & 0,01\to 0,01\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align}\)
\( \Rightarrow {{n}_{NaOH}}=0,01\text{ }mol\Rightarrow {{C}_{M(NaOH)}}=\frac{0,01}{0,4}=0,025\text{ }M \).
Câu 13.Trộn lẫn 100 ml dung dịch H2SO4 có \( pH=1 \) với 100 ml dung dịch KOH 0,1M. Tính nồng độ mol của các ion và pH của dung dịch sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
Dung dịch H2SO4 có \( pH=1\Rightarrow [{{H}^{+}}]=0,1\text{ }M \).
\( \Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1.0,1=0,01\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{SO_{4}^{2-}}}=0,005\text{ }mol \).
\( {{n}_{{{K}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{KOH}}=0,01\text{ }mol \)
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{K}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}}\Rightarrow \) 2 ion này phản ứng vừa hết,
\( \Rightarrow \) Dung dịch thu được có môi trường trung tính \( \Rightarrow pH=7 \).
\( [SO_{4}^{2-}]=\frac{n}{V}=\frac{0,005}{0,2}=0,025\text{ }M;\text{ }[{{K}^{+}}]=\frac{0,01}{0,2}=0,05\text{ }M \).
Câu 14. Cho 0,96g Mg vào 500 ml dung dịch HCl có \( pH=1 \).
a) Mg tan hết trong dung dịch axit hay không?
b) Tính thể tích khí H2 bay ra (đktc).
c) Tính nồng độ mol của các ion trong dung dịch sau phản ứng.
Hướng dẫn giải:
a) \( {{n}_{Mg}}=\frac{0,96}{24}=0,04\text{ }mol \)
\( [{{H}^{+}}]=0,1\text{ }M\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1.0,5=0,05\text{ }mol\Rightarrow {{n}_{C{{l}^{-}}}}=0,05\text{ }mol \).
\( \begin{align} &Mg\,\,\,\,\,\,+\,\,\,\,\,2{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}M{{g}^{2+}}\,\,\,+\,\,\,{{H}_{2}}\uparrow \\ & 0,025\leftarrow 0,05\,\,\,\,\,\,\to \,\,\,\,0,025\to 0,025\,\,\,\,\,(mol) \\ \end{align} \)
\( \Rightarrow Mg \) chưa tan hết.
b) \( {{V}_{{{H}_{2}}}}=0,025.22,4=0,56 \) lít.
c) Dung dịch sau phản ứng chứa ion \( M{{g}^{2+}} \) và \( C{{l}^{-}} \).
\( [M{{g}^{2+}}]=\frac{0,025}{0,5}=0,05\text{ }M;\text{ }[C{{l}^{-}}]=\frac{0,05}{0,5}=0,1\text{ }M \)
Câu 15.Cho hai dung dịch H2SO4 có \( pH=1 \) và \( pH=2 \). Thêm 100 ml dung dịch KOH 0,1M vào 100 ml mỗi dung dịch trên. Tính pH của dung dịch thu được.
Hướng dẫn giải:
Trường hợp 1: dung dịch H2SO4 có \( pH=1 \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}]=0,1\text{ }M\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,1.0,1=0,01\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{KOH}}=0,1.0,1=0,01\text{ }mol \).
\( {{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O \)
Do \( {{n}_{{{H}^{+}}}}={{n}_{O{{H}^{-}}}} \) nên cả 2 ion này phản ứng vừa hết.
\( \Rightarrow \) Môi trường trung tính có \( pH=7 \).
Trường hợp 2: Dung dịch H2SO4 có \( pH=2 \).
\( \Rightarrow [{{H}^{+}}]=0,01\text{ }M\Rightarrow {{n}_{{{H}^{+}}}}=0,01.0,1=0,001\text{ }mol \).
\( {{n}_{O{{H}^{-}}}}={{n}_{KOH}}=0,1.0,1=0,01\text{ }mol \).
\({{H}^{+}}+O{{H}^{-}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}O\)
Do \( {{n}_{O{{H}^{-}}}}>{{n}_{{{H}^{+}}}}\Rightarrow O{{H}^{-}}_{\text{dư}}\Rightarrow {{n}_{O{{H}^{-}}\text{dư}}}=0,01-0,001=0,009\text{ }mol \)
\( \Rightarrow [O{{H}^{-}}_{\text{dư}}]=\frac{n}{V}=\frac{0,009}{0,2}=0,045\text{ }M \)
\( \Rightarrow pOH=-\lg (0,045)=1,35\Rightarrow pH=12,65 \).
Trung Tâm Luyện Thi Đại Học được xây dựng trên WordPress