Bài tập Sự điện li - Mức độ Nhận biết​ (tiếp theo)

Câu 26. Chất nào sau đây không điện ly trong nước:

A. NaOH.                B. HCl.            C. C6H12O6 (glucozơ).      D. CH3COOH.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Câu 27. Cho các dung dịch sau đây có cùng nồng độ: NH3 (1), NaOH (2), Ba(OH)2 (3), KNO3 (4). Dung dịch có pH lớn nhất là:

A. Ba(OH)2.            B. KNO3.             C. NH3.                             D. NaOH.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Chật phân ly ra nhiệt độ  \( O{{H}^{-}} \) càng cao thì pH càng lớn.

Câu 28. Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh:

A. Na2CO3.            B. HNO3.              C. HCl.                              D. NaCl.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Câu 29. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. HF.             B. Al(OH)3.               C. Ba(OH)2.                      D. Cu(OH)2.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Chất điện li mạnh là axit mạnh, bazơ mạnh và muối tan.

Câu 30. Dung dịch chất nào sau trong H2O có pH < 7?

A. Isoamyl axetat.            B. Toluen.             C. Cumen.                         D. Ancol etylic.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

 \( pH<7\Rightarrow \) Môi trường có tính axit.

Câu 31. Dung dịch nào sau có \( [{{H}^{+}}]=0,1M \).

A. Dung dịch KOH 0,1M.               B. Dung dịch HCl 0,1M.

C. Dung dịch Ca(OH)2 0,1M.         D. Dung dịch HF 0,1 M.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Sẽ có 2 đáp án B, D để các em sẽ phân vân lựa chọn.

Lưu ý: HF là axit yếu nên phân li không hoàn toàn  \( [{{H}^{+}}]<0,1\text{ }M \); còn HCl là axit mạnh, phân li hoàn toàn  \( [{{H}^{+}}]=0,1\text{ }M \).

Câu 32. Dãy chất ion nào sau không cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. \( M{{g}^{2+}},C{{u}^{2+}},C{{l}^{-}},NO_{3}^{-} \).              B.  \( B{{a}^{2+}},HCO_{3}^{-},NO_{3}^{-},M{{g}^{2+}} \).

C. \( B{{a}^{2+}},HSO_{4}^{-},C{{u}^{2+}},NO_{3}^{-} \)         D.  \( A{{g}^{+}},{{F}^{-}},N{{a}^{+}},{{K}^{+}} \)

Hướng dẫn giải:

Chọn C

 \( HSO_{4}^{-}\xrightarrow{{}}SO_{4}^{2-}+{{H}^{+}} \)

 \( B{{a}^{2+}}+SO_{4}^{2-}\xrightarrow{{}}BaS{{O}_{4}}\downarrow \)

Chú ý:  \( HSO_{4}^{-} \) đóng vai trò như một axit mạnh.

Câu 33. Muối nào sau đây không phải là muối axit?

A. NaHSO4.            B. Na2HPO3.             C. Na2HPO4.                     D. Ca(HCO3)2.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Câu 34. Dung dịch pH > 7, tác dụng được với dung dịch K2SO4 tạo kết tủa là:

NaOH.              B. H2SO4.                  C. Ba(OH)2.                      D. BaCl2.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Câu 35. Phản ứng nào sau đây có phương trình thu gọn là:

A. FeS + 2HCl \( \xrightarrow{{}} \) FeCl2 + H2S.              B. CuS + H2SO4 loãng \( \xrightarrow{{}} \) CuSO4 + H2S.

C. Na2S + 2HCl \( \xrightarrow{{}} \) 2NaCl + H2S.           D. 2CH3COOH + K2S  \( \xrightarrow{{}} \) 2CH3COOK + H2S.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Phương trình ion rút gọn của các phản ứng:

A. \( FeS+2{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}F{{e}^{2+}}+{{H}_{2}}S \)

B. \( CuS+2{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}C{{u}^{2+}}+{{H}_{2}}S \)

C. \( {{S}^{2-}}+2{{H}^{+}}\xrightarrow{{}}{{H}_{2}}S \)

D. \( C{{H}_{3}}COOH+{{S}^{2-}}\xrightarrow{{}}C{{H}_{3}}CO{{O}^{-}}+{{H}_{2}}S \)

Chú ý: Khi viết phương trình ion rút gọn, các hợp chất không tan hay điện li yếu ta phải để nguyên cả phân tử.

Câu 36. Chất không dẫn điện được là:

A. KCl rắn, khan.               B. NaOH nóng chảy.                 

C. CaCl2 nóng chảy.         D. HBr hoà tan trong nước.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Câu 37. Dung dịch của chất nào dưới đây có môi trường axit?

A. NH4Cl.            B. Na2CO3.                 C. Na3PO4.                        D. NaCl.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Câu 38. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. NH4Cl.           B. Na2CO3.             C. HNO3.                          D. NH3.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Ghi nhớ: Chất điện li yếu là các axit yếu, bazơ yếu.

Câu 39. Dung dịch nào sau đây có pH < 7?

A. NaOH.               B. HCl.                  C. Na2CO3.                       D. Na2SO4.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Câu 40. Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu?

A. H2O.                   B. NaOH.                          C. HCl.                              D. NaCl.

Hướng dẫn giải:

Chọn A  \( {{H}_{2}}O\overset{{}}{leftrightarrows}{{H}^{+}}+O{{H}^{-}} \).

Câu 41. Dãy gồm các chất điện li mạnh là:

A. NH4Cl, HCOOH, KNO3.             B. CaCl2, NaOH, HNO3.

C. CH3COOH, KNO3, FeCl2.          D. H2SiO3, K2SO4, H2SO4.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Chất điện li mạnh là chất tạo bởi axit mạnh hoặc bazơ mạnh.

A có HCOOH điện li yếu.

B gồm toàn chất điện li mạnh.

C có CH3COOH điện li yếu.   

D có H2SiO3 điện ly yếu.

Câu 42. Trong dung dịch, ion \( O{{H}^{-}} \) không tác dụng được với ion.

A. K+.               B. H+.           C.  \( HCO_{3}^{-} \)     D.  \( F{{e}^{3+}} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Câu 43. Những ion nào sau đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?

A. \( A{{g}^{+}},{{H}^{+}},C{{l}^{-}},SO_{4}^{2-} \).         B.  \( O{{H}^{-}},N{{a}^{+}},B{{a}^{2+}},C{{l}^{-}} \)                                 

C. \( N{{a}^{+}},M{{g}^{2+}},O{{H}^{-}},NO_{3}^{-} \)      D.  \( HSO_{4}^{-},N{{a}^{+}},C{{a}^{2+}},CO_{3}^{2-} \)

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Câu 44. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

A. H2O.                B. HCl.                              C. NaOH.                          D. NaCl.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Câu 45. Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

A. H2SiO3.            B. CH3COOH.          C. KMnO4.                        D. C2H5OH.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

KMnO4 là muối tan  \( \Rightarrow \)  chất điện li mạnh.

 

Các bài toán cùng chủ đề!

Các sách luyện thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
Menu