Dạng 3. Giải phương trình mũ bằng Phương pháp logarit hóa

A. Giải phương trình mũ bằng Phương pháp logarit hóa

+ Loại 1: Phương trình  \( {{a}^{f(x)}}=b\Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & 0<a\ne 1,\,\,b>0 \\  & f(x)={{\log }_{a}}b \\ \end{align} \right. \).

+ Loại 2: Phương trình:  \( {{a}^{f(x)}}={{b}^{g(x)}}\Leftrightarrow {{\log }_{a}}{{a}^{f(x)}}={{\log }_{a}}{{b}^{f(x)}}\Leftrightarrow f(x)=g(x).{{\log }_{a}}b \)

Hoặc  \( {{\log }_{b}}{{a}^{f(x)}}={{\log }_{b}}{{b}^{g(x)}}\Leftrightarrow f(x).{{\log }_{b}}a=g(x) \).

B. Bài tập có hướng dẫn giải

Câu 1. Số giao điểm của các đồ thị hàm số \( y={{3}^{{{x}^{2}}+1}} \) và  \( y=5 \) là:

A. 0.

B. 3.

C. 2.                                  

D. 1.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Số giao điểm của hai đồ thị hàm số  \( y={{3}^{{{x}^{2}}+1}} \) và  \( y=5 \) bằng số nghiệm của phương trình:

 \( {{3}^{{{x}^{2}}+1}}=5\Leftrightarrow {{x}^{2}}+1={{\log }_{3}}5\Leftrightarrow {{x}^{2}}={{\log }_{3}}5-1\Leftrightarrow x=\pm \sqrt{{{\log }_{3}}5-1} \).

Vậy số giao điểm của hai đồ thị hàm số  \( y={{3}^{{{x}^{2}}+1}} \) và  \( y=5 \)  bằng 2.

Nhận Dạy Kèm Toán - Lý - Hóa Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Câu 2. Tính tích các nghiệm thực của phương trình \( {{2}^{{{x}^{2}}-1}}={{3}^{2x+3}} \).

A. \( -3{{\log }_{2}}3 \).

B.  \( -{{\log }_{2}}54 \). 

C. – 1.                               

D.  \( 1-{{\log }_{2}}3 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Phương trình tương đương:  \( {{\log }_{2}}{{2}^{{{x}^{2}}-1}}={{\log }_{2}}{{3}^{2x+3}}\Leftrightarrow {{x}^{2}}-1=(2x+3){{\log }_{2}}3 \)

 \( \Leftrightarrow {{x}^{2}}-2x.{{\log }_{2}}3-1-3{{\log }_{2}}3=0 \).

Do  \( a.c=1.(-1-3{{\log }_{2}}3)<0 \) nên phương trình luôn có 2 nghiệm thực phân biệt  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \).

Theo định lí Viet ta có:  \( {{x}_{1}}.{{x}_{2}}=-1-3{{\log }_{2}}3=-{{\log }_{2}}2-{{\log }_{2}}27=-{{\log }_{2}}54 \).

Câu 3. Cho hai số thực \( a>1,\,\,b>1 \). Gọi  \( {{x}_{1}},{{x}_{2}} \) là hai nghiệm của phương trình  \( {{a}^{x}}.{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1 \). Trong trường hợp biểu thức  \( S={{\left( \frac{{{x}_{1}}.{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}-4{{x}_{2}} \) đạt giá trị nhỏ nhất, mệnh đề nào sau đây là đúng?

A. \( a\ge b \).

B.  \( a.b=4 \).                  

C.  \( a.b=2 \). 

D.  \( a<b \).

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Ta có:  \( {{a}^{x}}.{{b}^{{{x}^{2}}-1}}=1\Leftrightarrow {{x}^{2}}+x{{\log }_{a}}b-1=0 \). Nhận thấy phương trình luôn có hai nghiệm trái dấu.

Theo định lí Viet, ta có:  \( {{x}_{1}}+{{x}_{2}}=-{{\log }_{b}}a;\,\,{{x}_{1}}.{{x}_{2}}=-1 \).

Khi đó:  \( S={{\left( \frac{{{x}_{1}}.{{x}_{2}}}{{{x}_{1}}+{{x}_{2}}} \right)}^{2}}-4{{x}_{1}}-4{{x}_{2}}=\log _{a}^{2}b+\frac{4}{{{\log }_{a}}b} \).

Đặt  \( {{\log }_{a}}b=t,\,\,t>0 \) (Vì  \( a>1,\,\,b>1 \)), khi đó:

 \( S={{t}^{2}}+\frac{4}{t};\,\,{S}’=2t-\frac{4}{{{t}^{2}}}=\frac{2{{t}^{3}}-4}{{{t}^{2}}};\,\,{S}’=0\Leftrightarrow t=\sqrt[3]{2} \).

Suy ra biểu thức S đạt giá trị nhỏ nhất tại \( t=\sqrt[3]{2} \) hay \( {{\log }_{a}}b=\sqrt[3]{2}>1\Rightarrow a<b \)

Câu 4. Cho x, y, z là các số thực thỏa mãn \( {{2}^{x}}={{3}^{y}}={{6}^{-z}} \). Giá trị của biểu thức  \( M=xy+yz+xz \) là

A. 0.

B. 6.                                  

C. 3.                                  

D. 1.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Đặt  \( {{2}^{x}}={{3}^{y}}={{6}^{-z}}=t \) với  \( t>0 \).

 \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & {{2}^{x}}=t \\  & {{3}^{y}}=t \\  & {{6}^{-z}}=t \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & x={{\log }_{2}}t \\  & y={{\log }_{3}}t \\  & z=-{{\log }_{6}}t \\ \end{align} \right. \).

Mặt khác:  \( {{\log }_{6}}t=\frac{1}{{{\log }_{t}}6}=\frac{1}{{{\log }_{t}}3+{{\log }_{t}}2}=\frac{1}{\frac{1}{{{\log }_{3}}t}+\frac{1}{{{\log }_{2}}t}}=\frac{{{\log }_{3}}t.{{\log }_{2}}t}{{{\log }_{3}}t+{{\log }_{2}}t} \).

 \( M=xy+yz+xz={{\log }_{3}}t.{{\log }_{2}}t-{{\log }_{3}}t.{{\log }_{6}}t-{{\log }_{6}}t.{{\log }_{2}}t \)

 \( ={{\log }_{3}}t.{{\log }_{2}}t-({{\log }_{3}}t+{{\log }_{2}}t).{{\log }_{6}}t={{\log }_{3}}t.{{\log }_{2}}t-({{\log }_{3}}t+{{\log }_{2}}t).\frac{{{\log }_{3}}t.{{\log }_{2}}t}{{{\log }_{3}}t+{{\log }_{2}}t}=0 \).

Câu 5. Gọi x, y các số thực dương thỏa mãn điều kiện \( {{\log }_{9}}x={{\log }_{6}}y={{\log }_{4}}(x+y) \) và  \( \frac{x}{y}=\frac{-a+\sqrt{b}}{2} \), với a, b là hai số nguyên dương. Tính  \( T={{a}^{2}}+{{b}^{2}} \).

A. T = 26

T = 29

C. T = 20                         

D. T = 25

Hướng dẫn giải:

Đáp án A.

Đặt  \( t={{\log }_{9}}x={{\log }_{6}}y={{\log }_{4}}(x+y) \), ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & x={{9}^{t}} \\  & y={{6}^{t}} \\  & x+y={{4}^{t}} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{9}^{t}}+{{6}^{t}}={{4}^{t}} \)

 \( \Leftrightarrow {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{2t}}+{{\left( \frac{3}{2} \right)}^{t}}-1=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{t}}=\frac{-1-\sqrt{5}}{2}\text{(lo }\!\!{}^\text{1}\!\!\text{ i)} \\  & {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{t}}=\frac{-1+\sqrt{5}}{2} \\ \end{align} \right. \)

 \( \Rightarrow {{\left( \frac{3}{2} \right)}^{t}}=\frac{-1+\sqrt{5}}{2} \)

Suy ra:  \( \frac{x}{y}={{\left( \frac{9}{6} \right)}^{t}}={{\left( \frac{3}{2} \right)}^{t}}=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}=\frac{-a+\sqrt{b}}{2} \)

 \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & a=1 \\  & b=5 \\ \end{align} \right.\Rightarrow T={{a}^{2}}+{{b}^{2}}={{1}^{2}}+{{5}^{2}}=26 \).

Nhận Dạy Kèm Toán - Lý - Hóa Online qua ứng dụng Zoom, Google Meet,...

Câu 6. Cho các số thực dương a, b thỏa mãn \( {{\log }_{4}}a={{\log }_{6}}b={{\log }_{9}}\left( 4a-5b \right)-1 \). Đặt  \( T=\frac{b}{a} \). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \( 1<T<2 \)

B.  \( \frac{1}{2}<T<\frac{2}{3} \)                          

C.  \( -2<T<0 \)

D.  \( 0<T<\frac{1}{2} \)

Hướng dẫn giải:

Đáp án D.

Giả sử: \({{\log }_{4}}a={{\log }_{6}}b={{\log }_{9}}(4a-5b)-1=t\)\(\Rightarrow \left\{ \begin{align}  & a={{4}^{t}} \\  & b={{6}^{t}} \\  & 4a-5b={{9}^{t+1}} \\ \end{align} \right.\)

Khi đó:  \( {{4.4}^{t}}-{{5.6}^{t}}={{9.9}^{t}}\Leftrightarrow 4{{\left( \frac{4}{9} \right)}^{t}}-5{{\left( \frac{6}{9} \right)}^{t}}=9 \)

 \( \Leftrightarrow 4{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{2t}}-5{{\left( \frac{2}{3} \right)}^{t}}-9=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & {{\left( \frac{2}{3} \right)}^{t}}=\frac{9}{4}={{\left( \frac{2}{3} \right)}^{-2}} \\  & {{\left( \frac{2}{3} \right)}^{t}}=-1\text{(lo }\!\!{}^\text{1}\!\!\text{ i)} \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow t=-2\Rightarrow T=\frac{b}{a}={{\left( \frac{6}{4} \right)}^{t}}={{\left( \frac{3}{2} \right)}^{-2}}=\frac{4}{9}\in \left( 0;\frac{1}{2} \right) \).

Câu 7. Phương trình \( {{3}^{{{x}^{2}}}}{{.4}^{x+1}}-\frac{1}{{{3}^{x}}}=0 \) có hai nghiệm  \( {{x}_{1}},\,{{x}_{2}} \). Tính  \( T={{x}_{1}}.{{x}_{2}}+{{x}_{1}}+{{x}_{2}} \).

A. \( T=-{{\log }_{3}}4 \).

B.  \( T={{\log }_{3}}4 \).   

C.  \( T=-1 \).

D.  \( T=1 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có: \( {{3}^{{{x}^{2}}}}{{.4}^{x+1}}-\frac{1}{{{3}^{x}}}=0\Leftrightarrow {{3}^{x(x+1)}}{{.4}^{x+1}}=1\Leftrightarrow \log \left( {{3}^{x(x+1)}}{{.4}^{x+1}} \right)=0 \)

 \( \Leftrightarrow \log {{3}^{x(x+1)}}+\log {{4}^{x+1}}=0\Leftrightarrow x(x+1)\log 3+(x+1)\log 4=0 \)

 \( \Leftrightarrow (x+1)\left( x\log 3+\log 4 \right)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=-1 \\  & x=-{{\log }_{3}}4 \\ \end{align} \right. \).

Do đó,  \( T={{x}_{1}}.{{x}_{2}}+{{x}_{1}}+{{x}_{2}}={{\log }_{3}}4-(1+{{\log }_{3}}4)=-1 \).

Các bài toán cùng chủ đề!

Các sách luyện thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
Menu