Bài tập về Suy luận toán học

Câu 1. Mệnh đề nào sau đây phủ định mệnh đề P: “Tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6”.

A. \( \overline{P}:”\forall n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\vdots 6” \).

B.  \( \overline{P}:”\exists n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\cancel{\vdots }6” \).

B. \( \overline{P}:”\exists n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\vdots 6” \).

D.  \( \overline{P}:”\forall n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\cancel{\vdots }6” \).

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Mệnh đề P: “Tích 3 số tự nhiên liên tiếp chia hết cho 6”.

 \( \Leftrightarrow P:”\forall n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\vdots 6” \).

Mệnh đề phủ định là:  \( \overline{P}:”\exists n\in \mathbb{N},n(n+1)(n+2)\cancel{\vdots }6” \).

Câu 2. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai?

A. \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }{{n}^{2}}+11n+2 \) chia hết cho 11.

B.  \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }{{n}^{2}}+1 \) chia hết cho 4.

C. Tồn tại số nguyên tố chia hết cho 5.

D. \( \exists n\in \mathbb{Z},\text{ }2{{n}^{2}}-8=0 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có: Mệnh đề A đúng với  \( n=3 \).

Mệnh đề C đúng với số nguyên tố là 5.

Mệnh đề D đúng với  \( n=\pm 2 \).

Mệnh đề B sai: Do  \( n\in \mathbb{N}\Rightarrow \left[ \begin{align}  & n=2k \\  & n=2k+1 \\ \end{align} \right.(k\in \mathbb{N})\Rightarrow \left[ \begin{align}  & {{n}^{2}}+1=4{{k}^{2}}+1 \\  & {{n}^{2}}+1=4{{k}^{2}}+4k+2 \\ \end{align} \right. \) đều không chia hết cho 4 với  \( \forall k\in \mathbb{N} \).

Câu 3. Mệnh đề nào sau đây đúng?

A. “ \( \forall n\in \mathbb{N},\text{ }n(n+1) \) là số chính phương”.

B. “ \( \forall n\in \mathbb{N},\text{ }n(n+1) \) là số lẻ”.

C. “ \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }n(n+1)(n+2) \) là số lẻ”.

D. “ \( \forall n\in \mathbb{N},\text{ }n(n+1)(n+2) \) chia hết cho 6”.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

+ Với  \( n=1\Rightarrow n(n+1)=2 \) không phải số chính phương  \( \Rightarrow A \) sai.

+ Với  \( n=1\Rightarrow n(n+1)=2 \) là số chẵn  \( \Rightarrow B \) sai.

+ Đặt  \( P=n(n+1)(n+2) \).

Trường hợp 1: n chẵn  \( \Rightarrow P \) chẵn.

Trường hợp 2: n lẻ  \( \Rightarrow (n+1) \) chẵn  \( \Rightarrow P \) chẵn.

Vậy  \( P \) chẵn  \( \forall n\in \mathbb{N}\Rightarrow C \) sai.

+  \( P\vdots 6\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & P\vdots 2\text{ }(*) \\  & P\vdots 3\text{ }(**) \\ \end{align} \right. \).

(*) Ở trên ta đã chứng minh P luôn chẵn  \( \Rightarrow P\vdots 2 \).

(**)  \( P\vdots 3 \).

Trường hợp 1:  \( n\vdots 3\Rightarrow P\vdots 3 \).

Trường hợp 2: n chia 3 dư 1  \( \Rightarrow (n+2)\vdots 3\Rightarrow P\vdots 3 \).

Trường hợp 3: n chia 3 dư 2  \( \Rightarrow (n+1)\vdots 3\Rightarrow P\vdots 3 \)

Vậy  \( P\vdots 3,\text{ }\forall n\in \mathbb{N}\Rightarrow P\vdots 6 \).

Câu 4. Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?

A. \( \forall n\in \mathbb{N},\text{ }{{n}^{2}}+1 \) không chia hết cho 3.

B.  \( \forall x\in \mathbb{R},\text{ }\left| x \right|<3\Leftrightarrow x<3 \).

C. \( \forall x\in \mathbb{R},\text{ }{{(x-1)}^{2}}\ne x-1 \).

D.  \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }{{n}^{2}}+1 \) chia hết cho 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Với mọi số tự nhiên thì có các trường hợp sau:

+  \( n=3k\Rightarrow {{n}^{2}}+1={{(3k)}^{2}}+1 \) chia 3 dư 1.

+  \( n=3k+1\Rightarrow {{n}^{2}}+1={{(3k+1)}^{2}}+1=9{{k}^{2}}+6k+2 \) chia 3 dư 2.

+  \( n=3k+2\Rightarrow {{n}^{2}}+1={{(3k+2)}^{2}}+1=9{{k}^{2}}+12k+5 \) chia 3 dư 2.

Câu 5. Tính tổng các giá trị n nguyên sao cho \( (n+5)\vdots (2n-1) \). Mệnh đề nào đúng?

A. 12.          B. 11.             C. 2.                   D. 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Gọi n là số nguyên thỏa mãn  \( (n+5)\vdots (2n-1) \).

Ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & (n+5)\vdots (2n-1) \\  & (2n-1)\vdots (2n-1) \\ \end{align} \right. \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & 2(n+5)\vdots (2n-1)\begin{matrix}   {} & (1)  \\\end{matrix} \\  & (2n-1)\vdots (2n-1)\begin{matrix}   {} & (2)  \\\end{matrix} \\ \end{align} \right. \)

 \( \Rightarrow 2(n+5)-(2n-1)\vdots (2n-1)\Leftrightarrow 11\vdots (2n-1)\Leftrightarrow 2n-1 \) là ước của 11.

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & 2n-1=-1 \\  & 2n-1=1 \\  & 2n-1=11 \\ & 2n-1=-11 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & n=0 \\  & n=1 \\  & n=6 \\  & n=-5 \\ \end{align} \right. \).

Vậy tổng các giá trị n cần tìm là:  \( 1+0+6+(-5)=2 \).

Câu 6. Gọi \( {{X}_{m}} \) là tập tất cả các bội của m trong tập các số nguyên  \( \mathbb{Z} \). Tìm mối liên hệ giữa m và n sao cho  \( {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}}={{X}_{mn}} \).

A. m là bội số của n.                       B. n là bội số của m.

C. m, n nguyên tố cùng nhau.        D. m.n là số nguyên tố.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có:  \( 9\in {{X}_{3}} \) và  \( 9\in {{X}_{6}} \) nên  \( 9\in {{X}_{3}}\cap {{X}_{6}} \). Mặt khác,  \( 9\notin {{X}_{18}} \) đo đó điện áp A và B sai.

Gọi m, n là hai số nguyên tố cùng nhau, ta có bội chung nhỏ nhất của m và n là  m.n ta chứng minh  \( {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}}={{X}_{mn}} \).

Lấy  \( a\in {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}} \) ta chứng minh  \( a\in {{X}_{mn}} \).

Ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & a\in {{X}_{m}}\Rightarrow a\vdots m \\  & a\in {{X}_{n}}\Rightarrow a\vdots n \\ \end{align} \right. \) nên  \( a\vdots mn \) (m, n nguyên tố cùng nhau)

Suy ra:  \( a\in {{X}_{mn}} \). Vậy  \( ({{X}_{m}}\cap {{X}_{n}})\subset {{X}_{mn}}\begin{matrix}   {} & (1)  \\\end{matrix} \).

Lấy  \( a\in {{X}_{mn}} \) ta chứng minh  \( a\in {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}} \).

Ta có  \( a\in {{X}_{mn}} \) nên  \( a\vdots mn \) \( \Rightarrow \left\{ \begin{align}  & a\vdots m\Rightarrow a\in {{X}_{m}} \\  & a\vdots n\Rightarrow a\in {{X}_{n}} \\ \end{align} \right. \) do đó:  \( a\in {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}} \).

Vậy  \( {{X}_{mn}}\subset ({{X}_{m}}\cap {{X}_{n}})\begin{matrix}   {} & {}  \\\end{matrix}(2) \)

Từ (1) và (2) suy ra  \( {{X}_{m}}\cap {{X}_{n}}={{X}_{mn}} \).

Đáp án D thừ dữ kiện vì chỉ cần 2 số nguyên tố cùng nhau là đủ, không cần 2 số phải là hai số nguyên tố.

Câu 7. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A. \( \exists x\in \mathbb{Z},\text{ }2{{x}^{2}}-8=0 \).     

B.  \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }({{n}^{2}}+11+2) \) chia hết cho 11.

C. Tồn tại số nguyên tố chi hết cho 5.           

D. \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }({{n}^{2}}+1) \) chia hết cho 4.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Với  \( k\in \mathbb{N} \), ta có:

+ Khi  \( n=4k\Rightarrow {{n}^{2}}+1=16{{k}^{2}}+1 \) không chia hết cho 4.

+ Khi  \( n=4k+1\Rightarrow {{n}^{2}}+1=16{{k}^{2}}+8k+2 \) không chia hết cho 4.

+ Khi  \( n=4k+2\Rightarrow {{n}^{2}}+1=16{{k}^{2}}+16k+5 \) không chia hết cho 4.

+ Khi  \( n=4k+3\Rightarrow {{n}^{2}}+1=16{{k}^{2}}+24k+10 \) không chia hết cho 4.

  \( \Rightarrow \forall n\in \mathbb{N},\text{ }{{n}^{2}}+1 \) không chia hết cho 4.

Câu 8. Cho n là số tự nhiên, mệnh đề nào sau đây đúng?

A. \( \forall n,\text{ }n(n+1) \) là số lẻ.

B.  \( \forall n,\text{ }n(n+1) \) là số chính phương.

C. \( \forall n,\text{ }n(n+1)(n+2) \) là số chia hết cho 24.

D.  \( \exists n,\text{ }n(n+1)(n+2) \) chia hết cho 8.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Đáp án A sai vì hai số tự nhiên liên tiếp luôn có một số chẵn, tích của chúng là số chẵn.

Đáp án B sai vì  \( n(n+1) \) không thể là số chính phương.

Đáp án C sai xét trường hợp n = 1 thì  \( 1.(1+1)(1+2)=6 \) không chia hết cho 24.

Đáp án D đúng vì tồn tại n = 2 thì  \( n(n+1)(n+2)=2.3.4=24 \) chia hết cho 8.

Câu 9. Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào sai?

A. \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }({{n}^{2}}+17n+1) \) chia hết cho 17.

B.  \( \exists n\in \mathbb{N},\text{ }({{n}^{2}}+1) \) chia hết cho 4.

C. Tồn tại số nguyên tố chia hết cho 13.

D. \( \exists x\in \mathbb{Z},\text{ }{{x}^{2}}-4=0 \).

Hướng dẫn giải:

Chọn B

+ Mệnh đề A đúng, ví dụ với n = 4.

+ Mệnh đề B sai, vì:

Với  \( n=2k,\text{ }k\in \mathbb{N} \), ta có:  \( {{n}^{2}}+1={{(2k)}^{2}}+1=4{{k}^{2}}+1 \) chia cho 4 dư 1.

Với  \( n=2k+1,\text{ }k\in \mathbb{N} \), ta có:  \( {{n}^{2}}+1={{(2k+1)}^{2}}+1=4k(k+1)+2 \) chia cho 4 dư 2.

+ Mệnh đề C đúng, số nguyên tố đó là số 13.

+ Mệnh đề D đúng, ví dụ với  \( x=2 \).

Các bài toán cùng chủ đề!

Các sách luyện thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
Menu