Bài toán về Tập con - Các phép toán trên tập hợp

Câu 1. Cho \(A=\left\{ n\in \mathbb{Z}|\frac{2n-5}{n+1}\in \mathbb{Z} \right\}\). Số tập con của tập hợp A bằng

A. 8. 

B. 16. 

C. 32.                                

D. 34.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có:  \( \frac{2n-5}{n+1}=2-\frac{7}{n+1} \).

Vì  \( \frac{2n-5}{n+1}\in \mathbb{Z} \) nên  \( \frac{7}{n+1}\in \mathbb{Z}\Leftrightarrow n+1 \) là một ước của 7.

 \( \Rightarrow \left[ \begin{align} & n+1=7 \\  & n+1=1 \\  & n+1=-7 \\  & n+1=-1 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & n=6 \\  & n=0 \\  & n=-8 \\  & n=-2 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Rightarrow \) Tập A có 4 phần tử.

Vậy số tập con của tập hợp A là  \( {{2}^{4}}=16 \).

Câu 2. Tập hợp \(A=\left\{ \left. x=\frac{2n+6}{n-2} \right|x\in \mathbb{N};n\in \mathbb{N} \right\}\) có bao nhiêu tập hợp con?

A. 4.            B. 8.                    C. 16.                         D. 1.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có:  \( x=\frac{2n+6}{n-2}=2+\frac{10}{n-2} \).

Khi đó:  \( x\in \mathbb{N}\Rightarrow 10\vdots (n-2)\Rightarrow \left[ \begin{align}  & n-2=-1 \\  & n-2=1 \\  & n-2=2 \\  & n-2=-2 \\  & n-2=5 \\ & n-2=-5 \\  & n-2=10 \\  & n-2=-10 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & n=1\Rightarrow x=-8\text{ }(\ell ) \\  & n=3\Rightarrow x=12 \\  & n=4\Rightarrow x=7 \\  & n=0\Rightarrow x=-3\text{ }(\ell ) \\  & n=7\Rightarrow x=4 \\ & n=-3\text{ }(\ell ) \\  & n=12\Rightarrow x=3 \\  & n=-8\text{ }(\ell ) \\ \end{align} \right. \).

Suy ra tập hợp A có 4 phần tử.

Vậy tập hợp A có  \( {{2}^{4}}=16 \) tập hợp con.

Câu 3. Cho tập \( X=\left\{ x\in \mathbb{N}|{{x}^{2}}+x-6=0 \right\}=\{a\},\text{ }Y=\left\{ n\in \mathbb{N}|1\le {{n}^{a}}\le 16 \right\} \). Có bao nhiêu tập A thỏa mãn hệ bao hàm thức  \( X\subset A\subset B \)?

A. 12.                           B. 8.                                   C. 6.                                   D. 16.

Hướng dẫn giải:

Chọn A

Ta có:  \( {{x}^{2}}+x-6=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=2\text{ }(n) \\  & x=-3\text{ }(\ell ) \\ \end{align} \right. \) nên  \( X=\{2\}=\{a\}\Rightarrow a=2 \).

 \( a=2\Rightarrow 1\le {{n}^{2}}\le 16\Rightarrow n\in \{1;2;3;4\}\Rightarrow Y=\{1;2;3;4\} \).

Theo đề bài:  \( X\subset A\subset B\Leftrightarrow \{2\}\subset A\subset \{1;2;3;4\} \).

Các tập A thỏa mãn là:  \( \{2\},\{1;2\},\{2;3\},\{2;4\},\{1;2;3\},\{1;2;4\},\{2;3;4\},\{1;2;3;4\} \). Có 8 tập hợp.

Câu 4. Cho tập hợp \( A=\left\{ x\in \mathbb{Z}|\left| x \right|<3 \right\} \),  \( B=\{0;1;3\} \),  \( C=\left\{ x\in \mathbb{R}|({{x}^{2}}-4x+3)({{x}^{2}}-4)=0 \right\} \). Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \( (A\backslash B)\cup C=\{-2;-1;2;3\} \).        B.  \( {{C}_{\mathbb{N}}}B=\varnothing  \).

C. \( (B\cap C)\backslash A=\{1\} \).                   D.  \( {{C}_{A\cup B}}C=\{-1;0\} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Ta có: \( \left[ \begin{align}  & {{x}^{2}}-4x+3=0 \\  & {{x}^{2}}-4=0 \\ \end{align} \right.\) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=1\vee x=3 \\  & x=\pm 2 \\ \end{align} \right. \)  nên  \( C=\{-2;1;2;3\} \).

 \( \left| x \right|<3\Leftrightarrow -3<x<3\xrightarrow{x\in \mathbb{Z}}A=\{-2;-1;0;1;2\} \).

Khi đó  \( A\backslash B=\{-2;-1;2\} \) nên  \( (A\backslash B)\cup C=\{-2;-1;1;2;3\} \) do đó loại phương án A.

 \( B\cap C=\{1;3\} \) nên  \( (B\cap C)\backslash A=\{3\} \) nên loại phương án C.

 \( A\cup B=\{-2;-1;0;1;2;3\} \) nên  \( {{C}_{A\cup B}}C=\{-1;0\} \) vậy chọn đáp án D.

Câu 5. Cho tập hợp \( A=\left\{ (x;y)|{{x}^{2}}-25=y(y+6);x,y\in \mathbb{Z} \right\},\text{ }B=\left\{ (4;-3),(-4;-3) \right\} \) và tập hợp M. Biết  \( A\backslash B=M \), số phần tử của tập hợp M là:

A. 2.              B. 4.                  C. 3.                                   D. 5.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có:  \( {{x}^{2}}-25=y(y+6)\Leftrightarrow {{x}^{2}}-{{(y+3)}^{2}}=16 \)

 \( \Leftrightarrow \left( \left| x \right|+\left| y+3 \right| \right)\left( \left| x \right|-\left| y+3 \right| \right)=16 \).

Vì  \( \left| x \right|+\left| y+3 \right|\ge \left| x \right|-\left| y+3 \right| \) và  \( \left| x \right|+\left| y+3 \right|\ge 0 \) nên  \( \left| x \right|-\left| y+3 \right|\ge 0 \).

Do đó  \( \left( \left| x \right|+\left| y+3 \right| \right)\left( \left| x \right|-\left| y+3 \right| \right)=16 \) khi các trường hợp sau xảy ra:

+  \( \left\{ \begin{align}  & \left| x \right|+\left| y+3 \right|=16 \\  & \left| x \right|-\left| y+3 \right|=1 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}& \left| x \right|=\frac{17}{2} \\ & \left| y+3 \right|=\frac{15}{2} \\ \end{align} \right. \) (loại do  \( x,y\in \mathbb{Z} \)).

+  \( \left\{ \begin{align}  & \left| x \right|+\left| y+3 \right|=8 \\ & \left| x \right|-\left| y+3 \right|=2 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & \left| x \right|=5 \\  & \left| y+3 \right|=3 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x=\pm 5 \\  & y+3=\pm 3 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align} & x=\pm 5 \\  & y=0\vee y=-6 \\ \end{align} \right. \).

+  \( \left\{ \begin{align}  & \left| x \right|+\left| y+3 \right|=4 \\  & \left| x \right|-\left| y+3 \right|=4 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & \left| x \right|=4 \\  & \left| y+3 \right|=0 \\ \end{align} \right. \)  \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x=\pm 4 \\  & y=-3 \\ \end{align} \right. \).

Do đó:  \( A=\left\{ (5;0),(5;-6),(-5;0),(-5;-6),(4;-3),(-4;-3) \right\} \).

 \( \Rightarrow M=\left\{ (5;0);(5;-6);(-5;0);(-5;-6) \right\} \).

 \( \Rightarrow \)  Số phần tử của tập hợp M bằng 4.

Câu 6. Cho tập hợp \( {{C}_{\mathbb{R}}}A=\left[ 0;\sqrt{5} \right] \) và  \( {{C}_{R}}B=\left( -5;0 \right)\cup \left( \sqrt{5};4 \right) \). Tập  \( {{C}_{\mathbb{R}}}\left( A\cap B \right) \) là:

A. \( \left( -5;4 \right] \).          B.  \( \varnothing \) .        

C.  \( (-5;4) \).                    D.  \( (-\infty ;-5)\cap (4;+\infty ) \).

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có:  \( {{C}_{\mathbb{R}}}A=\mathbb{R}\backslash A=\left[ 0;\sqrt{5} \right]\Rightarrow A=\left( -\infty ;0 \right)\cup \left( \sqrt{5};+\infty  \right) \).

 \( {{C}_{\mathbb{R}}}B=\mathbb{R}\backslash B=\left( -5;0 \right)\cup \left( \sqrt{5};4 \right)\Rightarrow B=\left( -\infty ;-5 \right]\cup \left[ 0;\sqrt{5} \right]\cup \left[ 4;+\infty  \right) \).

 \( \Rightarrow A\cap B=\left( -\infty ;-5 \right]\cup \left[ 4;+\infty  \right) \).

 \( \Rightarrow {{C}_{\mathbb{R}}}(A\cap B)=\mathbb{R}\backslash (A\cap B)=(-5;4) \).

Câu 7. Cho tập \( M=\left\{ (x;y)|x,y\in \mathbb{R},\text{ }{{x}^{2}}+{{y}^{2}}\le 0 \right\} \). Hỏi tập M có bao nhiêu phần tử?

A. 0.              B. 1.               C. 2.                         D. Vô số.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có:  \( \left\{ \begin{align}  & {{x}^{2}}\ge 0,\forall x\in \mathbb{R} \\  & {{y}^{2}}\ge 0,\forall x\in \mathbb{R} \\ \end{align} \right.\Rightarrow {{x}^{2}}+{{y}^{2}}\ge 0 \).

Mà  \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}\le 0 \) nên chỉ xảy ra khi  \( {{x}^{2}}+{{y}^{2}}=0\Leftrightarrow x=y=0 \).

Do đó, ta suy ra \(M=\left\{ (0;0) \right\}\) nên M có 1 phần tử.

Câu 8. Cho các tập hợp: \( C=\left\{ x\in \mathbb{R}|\left| 2x-4 \right|<10 \right\},\text{ }D=\left\{ x\in \mathbb{R}|8<\left| -3x+5 \right| \right\} \),  \( E=[-2;5] \). Tìm tập hợp  \( (C\cap D)\cup E \).

A. \( [-3;7] \).                      B.  \( (-2;-1)\cup \left( \frac{13}{3};5 \right) \).  

C. (-3;7).                           D.  \( [-2;5] \).

Hướng dẫn giải:

Chọn C

Ta có:

+  \( C=\left\{ x\in \mathbb{R}|\left| 2x-4 \right|<10 \right\}\Rightarrow C=(-3;7) \).

+  \( D=\left\{ x\in \mathbb{R}|8<\left| -3x+5 \right| \right\}\Rightarrow D=\left( -\infty ;-1 \right)\cup \left( \frac{13}{3};+\infty  \right) \).

 \( \Rightarrow C\cap D=(-3;-1)\cup \left( \frac{13}{3};7 \right)\Rightarrow (C\cap D)\cup E=(-3;7) \).

Câu 9. Cho hai tập hợp \( A=\left\{ x\in \mathbb{Z}|({{x}^{2}}-10x+21)({{x}^{3}}-x)=0 \right\} \),  \( B=\left\{ x\in \mathbb{Z}|-3<2x+1<5 \right\} \), khi đó tập  \( X=A\cup B \) là:

A. \( X=\varnothing \) .               B.  \( X=\{3;7\} \).             C.  \( X=\{-1;0;1\} \).        D.  \( X=\{-1;0;1;3;7\} \).

Hướng dẫn giải:

Chọn D

Giải phương trình:  \( \left[ \begin{align}  & {{x}^{2}}-10x+21=0 \\  & {{x}^{3}}-x=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=3\vee x=7 \\  & x=0\vee x=\pm 1 \\ \end{align} \right.\xrightarrow{x\in \mathbb{Z}}A=\{-1;0;1;3;7\} \).

Giải bất phương trình:  \( -3<2x+1<5\Leftrightarrow -2<x<2\xrightarrow{x\in \mathbb{Z}}B=\{-1;0;1\} \).

Suy ra:  \( A\cup B=\{-1;0;1;3;7\} \).

Câu 10. Cho các tập hợp \(A=\left\{ x\in \mathbb{R}|\sqrt{x+1}=0 \right\}\), \( B=\left\{ x\in \mathbb{R}\left| \frac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}-4x}=0 \right. \right\} \),  \( C=\left\{ x\in \mathbb{R}|{{x}^{2}}+x+1=0 \right\} \),  \( D=\left\{ x\in \mathbb{R}|\left| x-2 \right|=0 \right\} \). Trong tất cả các tập hợp trên, có bao nhiêu tập hợp rỗng?

A. 4.              B. 1.                  C. 2.                       D. 3.

Hướng dẫn giải:

Chọn C

+ Ta có:  \( \sqrt{x+1}=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x+1\ge 0 \\  & x+1=0 \\ \end{align} \right.\Leftrightarrow x=-1\Rightarrow A=\{-1\}\ne \varnothing \) .

+ Ta có:  \( \frac{{{x}^{2}}}{{{x}^{2}}-4x}=0\Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & {{x}^{2}}-4x\ne 0 \\  & {{x}^{2}}=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{align}  & x\ne 0 \\  & x\ne 4 \\  & x=0 \\ \end{align} \right. \) (vô nghiệm)  \( \Rightarrow B=\varnothing \) .

+ Ta có:  \( {{x}^{2}}+x+1=0 \) (vô nghiệm)  \( \Rightarrow C=\varnothing \) .

+ Ta có:  \( \left| x-2 \right|=0\Leftrightarrow x-2=0\Leftrightarrow x=2\Rightarrow D=\{2\} \).

Vậy có hai tập hợp rỗng là tập B và C.

Câu 11. Cho \( A=\left\{ x\in \mathbb{N}|{{x}^{4}}-5{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}=0 \right\} \),  \( B=\left\{ x\in \mathbb{Z}|{{x}^{5}}+3{{x}^{3}}-4x=0 \right\} \). Có bao nhiêu tập hợp X có ba phần tử trong đó có đúng một phần tử âm và hai phần tử dương thỏa mãn  \( A\backslash B\subset X\subset A\cup B \)?

A. 0.                  B. 3.                 C. 2.                       D. 1.

Hướng dẫn giải:

Chọn D

+ Ta có:  \( {{x}^{4}}-5{{x}^{3}}+4{{x}^{2}}=0\Leftrightarrow {{x}^{2}}({{x}^{2}}-5x+4)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & {{x}^{2}}=0 \\  & {{x}^{2}}-5x+4=0 \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0\text{ }(n) \\  & x=4\text{ }(n) \\  & x=1\text{ }(n) \\ \end{align} \right. \).

Khi đó:  \( A=\{0;1;4\} \).

+  \( {{x}^{5}}+3{{x}^{3}}-4x=0\Leftrightarrow x({{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4)=0\Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & x=0 \\  & {{x}^{4}}+3{{x}^{2}}-4=0 \\ \end{align} \right. \)

 \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align}  & =0 \\  & {{x}^{2}}=1 \\  & {{x}^{2}}=-4\text{ }(vn) \\ \end{align} \right. \) \( \Leftrightarrow \left[ \begin{align} & x=0\text{ }(n) \\  & x=-1\text{ }(n) \\  & x=1\text{ }(n) \\ \end{align} \right. \).

Khi đó:  \( B=\{-1;0;1\} \).

Suy ra:  \( A\backslash B=\{4\};\text{ }A\cup B=\{-1;0;1;4\} \).

Yêu cầu bài toán  \( \Leftrightarrow X=\{-1;1;4\} \).

Vậy có 1 tập hợp thỏa đề.

Câu 12. Cho Y là tập hợp các số lẻ có ba chữ số và chia 7 dư 2. Hỏi Y có bao nhiêu phần tử?

A. 129.              B. 64.                     C. 63.                       D. 126.

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Gọi X là một phần tử của tập Y.

Do X chia 7 dư 2 nên  \( X=7k+2\text{ }(k\in \mathbb{N}) \).

Vì X là số lẻ nên  \( (7k+2) \) là số lẻ  \( \Rightarrow k \) là số lẻ  \( \Rightarrow k=2m+1\text{ }(m\in \mathbb{N}) \).

 \( \Rightarrow X=7.(2m+1)+2=14m+9 \).

Do X là số có ba chữ số nên:  \( 100\le 14m+9\le 999\Rightarrow \frac{13}{2}\le m\le \frac{495}{7} \).

 \( m\in \mathbb{N}\Rightarrow m=7,8,9,….,70 \).

Vậy có tập Y có 64 phần tử.

Câu 13. Cho A là tập các số nguyên dương chia hết cho 9, B là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 3, C là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 6. Khẳng định nào sau đây đúng?

A. \( B\subset A \) và \( C\subset A \).                       B.  \( A\subset B \) và  \( C\subset B \).

C.  \( A=B=C \).                 D.  \( A\subset B\subset C \)

Hướng dẫn giải:

Chọn B

Ta có A là tập các số nguyên dương chia hết cho 9.

 \( \Rightarrow A=\left\{ x|x=9a,a\in {{\mathbb{Z}}_{+}} \right\}=\left\{ x|x=3.3a,a\in {{\mathbb{Z}}_{+}} \right\} \).

B là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 3  \( \Rightarrow B=\left\{ x|x=3b,b\in {{\mathbb{Z}}_{+}} \right\} \).

C là tập hợp các số nguyên dương chia hết cho 6  \( \Rightarrow C=\left\{ x|x=6c,c\in {{\mathbb{Z}}_{+}} \right\}=\left\{ x|x=2.3c,c\in {{\mathbb{Z}}_{+}} \right\} \).

Do đó suy ra:  \( A\subset B \) và  \( C\subset B \).

Các bài toán cùng chủ đề!

Các sách luyện thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
Menu