Bài 1. Làm quen với Vật lí - Phần 2

III. Vai trò của Vật lí đối với khoa học, kĩ thuật và công nghệ - Trang 8 (tiếp theo)

Hãy nói về ảnh hưởng của Vật lí đối với một số lĩnh vực như: giao thông vận tải; thông tin liên lạc; năng lượng; du hành vũ trụ;… Sưu tầm hình ảnh để minh họa.

Hướng dẫn giải:

Ảnh hưởng của Vật lí đối với một số lĩnh vực:

– Giao thông vận tải: Vật lí lượng tử và vật lí bán dẫn đã góp phần tạo ra công nghệ chế tạo pin và acquy thế hệ mới có thể lưu trữ năng lượng nhiều hơn. Điều này đã thúc đẩy ngành sản xuất ô tô điện, tạo ra các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.

 

Xe ô tô điện


Hệ thống camera giám sát giao thông

– Thông tin liên lạc: Vật lý kỹ thuật và Điện tử được ứng dụng rộng rãi trong việc nghiên cứu, chế tạo các thiết bị điện hữu dụng trong khoa học và cuộc sống thường nhật như màn hình tinh thể lỏng, tivi thông minh, điện thoại thông minh. ứng dụng trong thông tin quang sợi, laser…

+ Năng lượng: Vật liệu Điện tử và công nghệ nano: bên cạnh cung cấp các kiến thức cơ bản và cơ sở về điện – điện tử học, các công nghệ điện tử, vi điện tử và linh kiện bán dẫn (transitor, đi ốt, vi mạch – chip, ….), phát triển các linh kiện, ứng dụng dựa trên vật liệu mới như cảm biến sinh học, vật liệu biến đổi và tích trữ năng lượng từ các nguồn năng lượng tái tạo, nhờ đó giảm đáng kể nhu cầu sử dụng nhiên liệu hóa thạch, trong khi vẫn đảm bảo cho chủ nhân những tiện nghi tiên tiến.

+ Du hành vũ trụ: Vật lí thiên văn đã giúp các nhà nghiên cứu, các nhà du hành xác định được vật thể, xác định được vị trí của các thiên thể, vật thể lạ, vùng đất mới,…

Hãy nêu ví dụ về ô nhiễm môi trường và hủy hoại hệ sinh thái mà em biết ở địa phương mình.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ về ô nhiễm môi trường và hủy hoại hệ sinh thái:

 

– Rác thải không được thu gom và xử lí tạo ra những bãi rác khổng lồ, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.


– Hóa chất từ các nhà máy công nghiệp xả thẳng ra sông Đáy làm ô nhiễm nguồn nước, khiến cho các sinh vật dưới nước chết dần, làm hủy hoại hệ sinh thái.

IV. Phương pháp nghiên cứu Vật Lí - Trang 9

Nêu một ví dụ về sử dụng phương pháp thực nghiệm mà em đã được học trong môn KHTN.

Hướng dẫn giải:

Trong môn KHTN 6 em đã được sử dụng phương pháp thực nghiệm để tìm hiểu về lực cản của nước. 

Hãy kể tên một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm.

Hướng dẫn giải:

Một số mô hình vật chất mà em thấy trong phòng thí nghiệm.

– Quả địa cầu.

  

– Mô hình cơ thể người.


– Mô hình sao Hỏa.


Hãy nêu tên một mô hình lí thuyết mà em đã học.

Hướng dẫn giải:

Mô hình lí thuyết em đã học là mô hình tia sáng.

Các mô hình toán học vẽ ở Hình 1.9 dùng để mô tả loại chuyển động nào?

Hướng dẫn giải:

Các mô hình toán học vẽ ở Hình 1.9 dùng để mô tả chuyển động thẳng đều. Vì cả hai mô hình này đều có vận tốc không đổi theo thời gian.

Dự đoán về sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước và gió thổi trên mặt nước, rồi lập phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

Hướng dẫn giải:

– Dự đoán: 

+ Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.

+ Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.

– Phương án thí nghiệm để kiểm tra dự đoán:

Sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào nhiệt độ nước:

+ Dùng 2 chiếc bát chứa lượng nước như nhau. Một bát để không, một bát đun trên ngọn lửa đèn cồn.

+ Sau một thời gian, ta thấy bát nước đun trên ngọn lửa đèn cồn vơi hơn bát nước còn lại.

 Nhiệt độ nước càng cao thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.

Sự phụ thuộc tốc độ bay hơi của nước vào gió thổi trên mặt nước: 

+ Dùng 2 chiếc bát chứa lượng nước như nhau. Một bát để ở nơi có nhiều gió, một bát để trong phòng kín.

+ Sau một thời gian, ta thấy bát nước để ở nơi nhiều gió vơi hơn bát nước để trong phòng kín. 

 Gió thổi trên mặt nước càng mạnh thì tốc độ bay hơi của nước càng nhanh.

Các bài toán cùng chủ đề!

Các sách luyện thi do Trung tâm phát hành!


error: Content is protected !!
Menu